
Chi nhánh của doanh nghiệp cũng được tiến hành nghiệp vụ kế toán, thuế. Dưới đây là 04 mà kế toán cần phải biết khi thực hiện kế toán thuế cho chi nhánh:
1. Kê khai lệ phí môn bài cho các chi nhánh:
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định:
- “Những người đại diện nộp lệ phí môn bài của chi nhánh sẽ nộp hồ sơ kê khai lệ phí môn bài. Địa điểm nộp là cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
- Trong trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị trực thuộc với: chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh… mà kinh doanh cùng địa phương cấp tỉnh, người nộp trực tiếp thực hiện hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc. Người nộp sẽ kê khai với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đối với trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc như: chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi nộp lệ phí. Trường hợp này đơn vị trực thuộc thực hiện sẽ nộp hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc của cơ quan quản lý trực tiếp.”
2. Trách nhiệm kê khai thuế GTGT:
Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:
- Khi kê khai thuế giá trị gia tăng, chi nhánh tự nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp
Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Các chi nhánh nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định trong khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Các chi nhánh có địa chỉ cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:
-
- Doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả chi nhánh.
- Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa và dịch vụ… Cần phải tiến hành kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra đầy đủ. Nếu như chi nhánh có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng, sẽ phải đăng ký để nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng biệt.
- Đối với những trường hợp chi nhánh có các hoạt động như: ăn uống; nhà hàng; khách sạn; massage; karaoke… Trường hợp này Cục trưởng Cục Thuế địa phương sẽ quyết định nơi kê khai thuế.
- Đối với các chi nhánh khác tỉnh, khách thành phố trực thuộc trung ương và địa chỉ trụ sở chính
- Chi nhánh sẽ nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho bên cơ quan quản lý trực tiếp.
- Khi chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phải phát sinh doanh thu, sẽ thực hiện kê khai thuế tập trung trong trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Nếu như doanh nghiệp có những dự án kinh doanh bất động sản ở các địa phương cấp tỉnh, nhưng nơi này khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Như vậy, chi nhánh sẽ phải thực hiện đăng ký thuế và tiến hành nộp thuế dựa trên phương pháp khấu trừ cho hoạt động kinh doanh bất động sản.
3. Trách nhiệm chi nhánh kê khai thuế TNDN:
Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về trách nhiệm kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp quy định trong như sau:
- Nếu chi nhánh hạch toán độc lập, chi nhánh sẽ nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
- Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không cần nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, DN sẽ có trách nhiệm phải kê khai tập trung tại trụ sở chính. Trong quá trình nộp, đã bao gồm cả phần được phát sinh tại chi nhánh.
4. Trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế TNCN:
Trách nhiệm khai, nộp thuế thu nhập cá nhân dành cho người lao động làm việc tại các chi nhánh được xác định dưới 2 trường hợp như sau:
- Cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp đối với chi nhánh. Bên cạnh đó còn đăng ký giảm trừ tại chi nhánh
- Cá nhân tiến hành ký hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp và được cử đến chi nhánh để làm việc. Các cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh ở trong doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ kế toán – thuế, mời quý khác vui lòng liên hệ:
Holine: 0912 02 02 72 (Mr Dũng)
Địa chỉ: 6-8-10 Nguyễn Hậu, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM
Rất mong được hợp tác với Quý Doanh Nghiệp. Trân trọng!
Sưu tầm và tổng hợp