Quy định về kiểm toán Báo cáo tài chính

Tháng Tám 19, 2023by Duntax0

Hằng năm doanh nghiệp cần lập & nộp Báo cáo tài chính. Việc kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Theo đó, kiểm toán BCTC phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Vậy kiểm toán BCTC là gì? Quy định của pháp luật hiện nay về kiểm toán BCTC như thế nào? Hãy cùng DUNTAX tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:

Quy định về kiểm toán Báo cáo tài chính
1. Ý nghĩa của Báo cáo tài chính:
  • Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015: “Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”
  • Báo cáo tài chính cuối năm thường bao gồm:

    • Bảng cân đối kế toán.

    • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

    • Bảng cân đối tài khoản.

    • Văn bản thuyết minh báo cáo tài chính.

  • BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
    • Tài sản;
    • Nợ phải trả;
    • Vốn chủ sở hữu;
    • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
    • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
    • Các luồng tiền.
  • Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

2. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

  • Kiểm toán báo cáo tài chính là công tác kiểm tra và xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
  • Công tác kiểm toán BCTC do doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhu cầu của các nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư… Cụ thể:
    • Đối với các nhà quản lý: Chỉ cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang mắc phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của tổ chức.
    • Đối với các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư: Giúp họ xem xét lại việc cho vay vốn dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

3. Công ty nào cần phải kiểm toán báo cáo tài chính?

Theo quy định của pháp luật, các loại doanh nghiệp, công ty sau đây là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC bao gồm:

  • Doanh nghiệp và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tổ chức tài chính, DN (doanh nghiệp) bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải được kiểm toán theo quy định liên quan của pháp luật.
  • DN nhà nước, không bao gồm doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • DN và tổ chức thực hiện những dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
  • DN và tổ chức mà các tập đoàn hoặc tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

4. Đối tượng, mục đích và nguyên tắc của kiểm toán báo cáo tài chính:

4.1 Đối tượng của Kiểm toán BCTC bao gồm:
  • Bảng cân đối tài khoản.
  • Báo cáo tình hình tài chính.
  • Bảng cân kế toán.
  • Kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp).
  • Thuyết minh BCTC.
4.2 Mục đích của Kiểm toán BCTC:
  • Mục tiêu thực hiện tổng quát: Thu thập bằng chứng để đưa ra các ý kiến về tính chất trung thực, hợp lý của thông tin trên bảng khai tài chính.
  • Mục tiêu thực hiện kiểm toán chung: Xem xét, nhận định và đánh giá một cách tổng thể số tiền ghi trên các chu trình, cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về các thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở doanh nghiệp.
4.3 Nguyên tắc cơ bản khi làm kiểm toán BCTC:

Kiểm toán viên cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản khi làm kiểm toán BCTC, cụ thể:

  • Tuân thủ quy định pháp luật.
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
  • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
  • Có thái độ nghi vấn mang tính nghề nghiệp

5. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính:

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
  • Giai đoạn này bao gồm tiền kế hoạch và lập kế hoạch. Ở giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên tiếp cận khách hàng nhằm thu thập các thông tin cần thiết giúp tăng hiểu biết về nhu cầu khách hàng và xem xét khả năng phục vụ. Dựa vào những thông tin này, công ty kiểm toán sẽ quyết định có nên ký hợp đồng hay không.
  • Việc lập kế hoạch cung cấp cho kiểm toán viên cái nhìn hoạt động của doanh nghiệp về đặc điểm kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, thiết lập tính trọng yếu và thiết lập các thủ tục kiểm toán có liên quan để cải thiện hiệu suất và hiệu quả cuộc kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện thực hiện

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn dựa trên kế hoạch đã lập sẵn nhằm thu thập đầy đủ và thích hợp bằng chứng kiểm toán làm cơ sở lập báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, bao gồm:

  • Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ).
  • Thử nghiệm cơ bản (thực hiện các kiểm tra chi tiết về số dư, nghiệp vụ và thuyết minh).
Bước 3: Hoàn thành kiểm toán
  • Kiểm toán viên tổng hợp, rà soát lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập để hình thành ý kiến kiểm toán và trao đổi với Ban giám đốc đơn vị.
  • Hạn nộp BCTC của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Kiểm toán BCTC là một trong các hoạt động kiểm toán, ngày càng được phổ biến, và chứng tỏ vai trò của mình đối với việc minh bạch các số liệu, thông tin tài chính. Thông qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn đọc tìm hiểu những thông tin hữu ích về kiểm toán BCTC.

Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm tại DUNTAX

Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Báo cáo tài chính tại DUNTAX:

Có thể thấy, BCTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. BCTC càng có độ chính xác cao cũng như nộp đúng hạn quy định là việc rất cần thiết. Khi sử dụng dịch vụ làm Báo cáo tài chính tại DUNTAX, doanh nghiệp sẽ:

  •  Tiết kiệm chi phí & nguồn lực cho việc tổng hợp báo cáo: Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ phát sinh ít không cần phải tuyển một chuyên viên kế toán cứng tay nghề để thực hiện công việc này.
  •  Đảm bảo tính chính xác & độ minh bạch cao:Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán thuế cùng đội chuyên viên  chuyên nghiệp, thông thạo mọi nghiệp vụ và am hiểu luật sẽ giúp BCTC của doanh nghiệp đạt độ chính xác cao.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Khi sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm, tất cả thông tin đều đảm bảo độ chuẩn xác nên hạn chế thời gian sửa chữa, bổ sung, luôn nộp đúng thời hạn.
Quy trình làm báo cáo tài chính cuối năm tại DUNTAX:
  • Thu thập chứng từ, hóa đơn, sổ sách và các loại giấy tờ cần thiết khác của doanh nghiệp;

  • Thu thập thông tin về chế độ, hình thức kế toán áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ;

  • Khảo sát tình hình thực tế của doanh nghiệp;

  • Rà soát chứng từ, sổ sách kế toán sau đó phân loại và sắp xếp;

  • Loại bỏ, điều chỉnh các chứng từ không phù hợp;

  • Lập bảng phân bổ công cụ – dụng cụ, phí trả trước, phí chờ kết chuyển;

  • Kiểm tra chi phí lương, BHTN, BHYT, BHXH…;

  • Tính và lập báo cáo khấu hao TSCĐ;

  • Hạch toán nghiệp vụ kế toán trên phần mềm kế toán chuyên dụng;

  • Thảo luận với khách hàng về các nội dung, nghiệp vụ có liên quan đến kết quả thực hiện;

  • Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách kế toán, kết quả kinh doanh, thuyết minh BCTC;

  • Tư vấn cho khách hàng các nội dung liên quan trong quá trình tổng hợp để tạo lập BCTC…;

  • In báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo quy định.

LIÊN HỆ:

Để được tư vấn & nhận báo giá tốt nhất, mời Quý Khách Hàng liên hệ:

  • HOTLINE: 0916 896 897/0399 66 77 88
  • Trụ sở chính: 6-8 Nguyễn Hậu, Ph.Tân Thành, Q.Tân Phú, HCMC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ DŨNG NGUYỄN

Những câu hỏi thường gặp về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Thuế Dũng Nguyễn

❖ Các dịch vụ của Thuế Dũng Nguyễn?

❖ Vì sao chọn Thuế Dũng Nguyễn?

❖ Thông tin liên hệ Công ty Thuế Dũng Nguyễn?

Kết nối với Thuế Dũng Nguyễn

Bản quyền thuộc về THUẾ DŨNG NGUYỄN – MST: 0312661622